Văn hóa và Tri thức

vh
Trong một con người, “phông” Văn hóa là tự sinh, là Bản năng gốc, còn Tri thức thì do học hỏi và tích lũy dần theo năm tháng. Điều đó lý giải tại sao có người “tri thức đầy mình”, nghĩa là dù di chuyển hay đứng yên, Bằng cấp vẫn cứ khua leng keng nhưng ứng xử lại quá tệ. Thiên hạ gọi đó là những người kém Văn hóa.

Với mỗi người, “phông” Văn hóa mới là thứ quyết định giá trị, Tri thức chỉ góp phần tôn cái giá trị đó lên. Tiếc thay, Tri thức thì có thể thay đổi, còn Văn hóa thì (có vẻ như?) bất biến trong mỗi con người. May mắn là gì? Là khi bạn có được quanh mình những người mà thiên hạ đều có chung nhận xét là có Văn hóa.

Linh hồn (của người đã mất) và thể Vía (của người còn sống) có khả năng “giao lưu” với nhau. Thông thường, Linh hồn đầu thai vào những gia đình mà thể Vía của họ có cùng tần số rung động và do đó ta thường thấy khái niệm “Gia phong” là đúng.

Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, không do linh hồn người đã mất, như Đức Thích ca Mâu ni vốn là do một vị Phật đầu thai vào gia đình Quốc vương Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Màyà (Ma Da) xứ Népal. Lục Tổ Huệ Năng cũng là một “ca” tương tự (?)…

Tuy nhiên, cũng có (ít ra là) 2 khả năng mà rung động của thể Vía và Linh hồn không cùng tần số:
1) Do sai sót vô tình của “Trời” (trong câu “Cha mẹ sinh con Trời sinh tính”). Ai mà chả có sai sót, như ta vẫn nói “Bà mụ”, cũng là “Trời” vì sai sót mà sinh ra giới thứ 3, thứ 4…?

2) Do “Trời” cố tình gán ghép nhằm mục đích riêng. (Phật giáo quan niệm trường hợp này là “sự quả báo” từ một kiếp nào đó cho một cá nhân hay gia đình). Kết quả là xuất hiện những “nghịch tử” trong các gia đình. Khái niệm “gia phong” không còn đúng nữa.