Tập kịch bản “Học trong sử sách”

Có nhiều cách để cho các cháu thiếu nhi tiếp cận với các danh nhân văn hóa Việt Nam, khuyến khích lòng ham học và đặc biệt là có thể học hỏi được điều gì đó từ những danh nhân ấy qua các câu chuyện về họ. Những vở kịch trên chuyên mục “Học trong sử sách”, chương trình Thiếu nhi, ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam là một trong những cách đó. Thông qua những vở kịch ngắn, với thời lượng 15-18 phút, nếu biết chắt lọc những nội dung có tính giáo dục cao, câu chuyện về các danh nhân có thể được các em hấp thụ rất tốt, như những tấm gương cho các em noi theo.

Ngoài ra, thông tin trong mỗi vở kịch về các danh nhân văn hóa cũng được tìm tòi từ nhiều tài liệu nên có thể giúp cho các em hiểu rõ hơn về các tên tuổi quen thuộc thường thấy ở tên trường, tên phố như: Nguyễn Trực, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bế Văn Đàn…      Được cộng tác viết kịch bản cho chương trình “Học trong sử sách”, tôi cho rằng để truyền bá rộng rãi những tấm gương về các danh nhân văn hóa, ngoài việc phát sóng những vở kịch ngắn trên sóng truyền hình, cần có thêm những hình thức khác.

      Ví dụ như in các kịch bản đó ra (thành tập lớn hay từng kịch bản một, có minh hoạ) cho các em xem và trong các dịp liên hoan văn nghệ, thầy trò hoàn toàn có thể sử dụng để dựng các vở kịch ngắn, phục vụ cho việc thúc đẩy truyền thống hiếu học trong nhà trường.        Với ý tưởng đó, tôi xin hân hạnh giới thiệu với các bạn đọc nhỏ tuổi tập kịch bản này. Các câu chuyện được sắp xếp theo trình tự thời gian các khoa thi từ xưa đến nay (Không kể ba kịch bản cuối). Đây là kịch bản gốc của tác giả. 

Xin bấm vào đây để đọc: