Thử là V. Putin

(Nếu những cái đầu nóng ở Mỹ cố gắng dồn ép nước Nga)

pt

Ở bài “Thử tìm hiểu về V. Putin nhân bàn về cách mạng màu” (xem lik cuối bài), tôi đã dẫn ra một số đặc điểm tính cách của “người anh hùng dân tộc Nga V. Putin”. Nét nổi bật của ông là: Tài năng thiên bẩm trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tố chất một lãnh tụ kiệt xuất, một người luôn gắn bó máu thịt với dân tộc mình và luôn có những tư duy vượt trội, hành động vượt trội… khiến cho người khác thấy bất ngờ và nể phục.

Trong bài này, căn cứ vào logic tính cách của V. Putin đã phân tích ở bài viết trên, tôi, bạn, hãy thử tư duy và hành động như ông sẽ, trước những diễn biến phức tạp của cục diện chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay đang đặt ra những thách thức to lớn cho dân tộc Nga và cho cả Thế giới…

Rõ ràng, chúng ta biết Nga đang bị đòn hội đồng của EU, và các nước Phương Tây đứng sau là Mỹ, một cường quốc thâm thù Nga như bản chất không thể phai mờ, chỉ là ít nhiều theo từng giai đoạn lịch sử. Nguồn cơn của sự thâm thù này bắt nguồn từ cảm giác bị soán ngôi, của một kẻ mạnh trong một thời gian quá dài chưa từng bị ai cản mũi, luôn đứng trước những kẻ chịu thần phục và sẵn sàng vùi dập những kẻ “trái tai, gai mắt”.

Không chấp nhận chia sẻ quyền lực, cộng thêm sự sắp đặt của tạo hóa (kẻ chiếu mệnh Nga bằng một ngôi sao quá xấu), Mỹ bằng mọi cách ngăn chặn và nếu có thể được thì làm suy yếu Nga, thậm chí làm tan rã nước Nga sau Xô Viết một lần nữa.

Tại sao Mỹ lại quyết tâm làm vậy, trong khi ở thời điểm hiện tại, châu Âu và các nước Phương Tây dường như đã bắt đầu e dè khi công chúng một số nước đó đã bắt đầu đặt dấu hỏi về lợi hại khi theo đuôi Mỹ? Họ đã phần nào nhận ra rằng, cứ theo Mỹ như từ trước đến nay để triệt hạ các nước khác, những nước chủ yếu làm “gai mắt” Mỹ, đều chẳng mang lại nhiều lợi ích gì cho đất nước họ, chưa kể là đã khiến họ thiệt hại rất lớn, đặc biệt là khi chống lại nước Nga.

Câu hỏi này phải nhìn nhận theo tư duy của Mỹ. Sau chiến tranh thế giới II, sự phân chia làm hai phe đã đưa Mỹ lên hàng bá chủ của một phe. Điều đặc biệt không phải là do Mỹ tài giỏi gì qúa lắm, mà phần lớn là ở lợi thế về vị trí địa lý. Nước Mỹ hầu như không bị thiệt hại gì do tác động của hai cuộc thế chiến và hàng loạt các cuộc chiến cục bộ khác về sau này do chính Mỹ gây ra.

Đây là mấu chốt của vấn đề mà tôi tin chắc là V. Putin luôn nghiền ngẫm để tìm cách đập tan bản chất hiếu chiến của kẻ “đầu trò”, luôn xúi bẩy kẻ khác chịu tội thay cho mình. Chừng nào những cái đầu nóng của nước Mỹ còn thấy đất nước mình an toàn, không hề bị tác động của cuộc chiến thì chúng vẫn còn hung hăng gây chiến ở bất cứ đâu, miễn là cách xa nước Mỹ.

Luôn tìm cách hợp thức hóa các cuộc chiến đẫm máu gây ra cho các nước khác, giết hại bao nhiêu sinh mạng, biến thành phố, làng mạc, đất nước tươi đẹp của họ thành đống tro tàn, như Ỉrắc, Aspganixtan, Syri, Liban, Nam Tư… và gần đây là Ucraina, trong khi nước Mỹ vẫn luôn yên ả, thanh bình. Bây giờ, hãy đặt câu hỏi: Nếu vì chiến tranh do mình gây ra mà nước Mỹ bị tàn phá nặng nề, dân chúng bị tàn sát, sống trong sợ hãi truyền kiếp như Syri, như Ucraina hiện nay, liệu Mỹ có chịu được không? Và sau một trận tàn phá như vậy, như nước Nhật sau thế chiến II, liệu Mỹ có còn những cái đầu hiếu chiến như hiện nay không?

Tôi tin chắc V. Putin đã từng nghĩ như vậy khi tìm cách làm hạ hỏa những cái đầu nóng của kẻ đầu têu (là “anh bạn Mỹ của chúng ta” như ông thường nhắc) và qua đó, tự giải thoát dân tộc Nga vĩnh viễn khỏi ngôi sao xấu chiếu mệnh. Chưa hết, là một tài năng thiên bẩm như V. Putin, trong khi đối đầu sấm sét với Mỹ, tôi cho rằng, ông sẽ không lãng quên anh bạn khó chịu đầy tham vọng ngay cạnh, là Trung Quốc. Lịch sử luôn chứng minh một cách rõ ràng là Trung Quốc luôn lanh lẹ chớp thời cơ để đạt được tham vọng, dù chỉ bé như một hòn đảo hay lớn như cả một vùng lãnh thổ của láng giềng.

Vậy, nếu là V. Putin, tôi, bạn sẽ hành động như thế nào sau khi tư duy như vậy? Chắc chắn, tôi sẽ không quá để tâm “tranh cãi” với EU, hay thậm chí là NATO, càng không dành nhiều chú ý đến các nước vùng Bantích, vốn là bạn bè xưa cũ và yếu thế, chỉ theo đuôi kẻ mạnh là Mỹ. Tôi sẽ tìm cách “tự vệ quá ngưỡng”, như cái cách V. Putin từng làm với Gruzia, với Ucraina, nghĩa là không gây chiến, nhưng nếu bị thúc bách quá, bị ép quá, đòn tự vệ của “tôi” sẽ không chỉ bảo vệ mà còn giáng cho “anh” một đòn chí mạng, mà muôn đời sau, hễ nhớ đến là “phách lạc, hồn xiêu”!

Tôi cho rằng, V. Putin sẽ tìm mọi cách đưa ra một chiêu “vô tiền khoáng hậu” nhằm vào Mỹ, vào chính đất nước bị ru ngủ là luôn thanh bình, không chiến tranh nào vươn tới, dù các cuộc chiến đó được gây ra bởi chính nước Mỹ. Bên cạnh đó, ông sẽ tìm cách để hạn chế tối đa tác hại của chiến tranh đến đất nước Nga, dân tộc Nga và không quên răn đe Trung Quốc, hãy dè chừng khi có ý đồ “đục nước béo cò”, bằng cách cùng lúc rầm rộ điều một bộ phận quân đội về biên giới phía Nam…

Làm thế nào ư? Chúng ta quên rằng, chiến tranh thời Trung cổ, thậm chí hiện đại thời thế chiến I và II với chiến tranh hiện tại là hoàn toàn khác nhau. Bằng vũ khí hiện đại với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, với tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, với máy bay ném bom tầm xa, với tàu ngầm, tàu hỏa mang tên lửa hạt nhân, với chiến tranh mạng… nước Mỹ không thể ảo tưởng đứng ngoài sự hủy diệt nếu đối phương muốn. Và để tránh tối đa cho đất nước bị chiến tranh tàn phá, kéo dãn mục tiêu chiến tranh, tôi cho rằng việc đi trước một bước, thực hiện kiểm soát Bắc cực là một ý tưởng không tồi.

Một “bãi chiến trường” như Bắc cực thật thích hợp để Nga thi thố các loại vũ khí tầm xa, kết hợp tầu ngầm mang tên lửa hạt nhân để phân tán hỏa lực chiến lược, thừa sức giáng đòn sấm sét vào mọi mục tiêu trong lòng nước Mỹ, nếu những cái đầu nóng ở đây muốn dồn Nga đến bước đường cùng. Rõ ràng, kẻ gieo rắc chiến tranh, nếu không bị chiến tranh tàn phá thì không hiểu được lẽ phải quấy. Tôi luôn nghĩ sâu sắc rằng, V. Putin nhất định sẽ tư duy như vậy.

Vấn đề là, V. Putin sẽ dẫn dắt nước Nga đối đầu với Mỹ cụ thể thế nào, Mỹ sẽ dồn Nga đến giới hạn nào để một cuộc chiến tranh “khủng khiếp nhất” xảy ra? Tôi tin rằng, Mỹ sẽ không đủ tiềm lực để đương đầu với một cuộc chiến như vậy, nếu không quen nếp cũ nghĩ rằng, sẽ có những quân tốt thí EU và các nước phương Tây khác chịu trận, còn mình thì đứng ngoài phất cờ và… vô can.

Và, các bạn có để ý không, chỉ một lằn ranh nhỏ nhoi, lời đồn về tiên đoán của nhà tiên tri mù Vanga sẽ thành sự thật, nếu Mỹ quả thật mù quáng dồn Nga đến bước đường cùng. Lúc đó“Châu Âu (và Mỹ?) sẽ là vùng đất chết cho đến nhiều thế kỷ sau, mới lại có những người đầu tiên di cư đến châu Âu…”

 Cuối cùng, tôi cũng như các bạn (và cả quý ông V. Putin nữa, tất nhiên rồi) đều mong rằng, vĩnh viễn sẽ không có một cuộc chiến nào nữa để Nga, Mỹ, châu Âu, phương Tây… và các nước đang bị chiến tranh tàn phá, hàng triệu người dân phiêu bạt bởi các cuộc chiến lại được sống trong yên ổn, thanh bình. Mãi mãi…

Link bài:  <a> https://ngochunghvktqs.wordpress.com/2014/11/25/thu-tim-hieu-ve-v-putin-nhan-noi-ve-cach-mang-mau/  </a>