Sách định dạng PDF

Là tuyển chọn những bài viết bắt đầu từ blog Yahoo.360 những năm 2002-2003. Lần lượt các trang blog bị die cho đến khi chuyển được hàng nghìn bài sang trang WordPress hiện nay. Tuy vậy cũng bị rơi rụng khá nhiều.

Các tuyển tập dưới đây được chọn và sắp xếp theo một chủ đề nào đó chỉ mang tính tương đối. Có khi 2 tuyển tập có sự trùng lắp như “Đi bộ đội” 1 và 2. Có dịp sẽ chỉnh sửa lại để gộp vào làm một sau vậy. Trân trọng giới thiệu với những ai tò mò về chuyện viết lách… 😂

1. My Wife and Me:

2. Sách về Chitbon Phạm Anh Minh (1):

3. Những quãng đời của Tôi (1):

4. Sách về Chitbon Phạm Anh Minh (Bản cập nhật):

5. Những quãng đời của Tôi (2):

6. Thơ và bình Thơ:

7. Tập kịch bản “Chuyện của chúng mình”

8. Tập kịch bản “Học trong sử sách”:

9. Truyện ngắn và Tiểu thuyết (viết giở):

TRÍCH NGANG VỀ TÁC GIẢ:

  • Họ và tên: Phạm Ngọc Hùng
  • Bút danh trên Truyền hình: Sơn Hà, Vân Hà, Tiến Thuỷ
  • Sinh: 10-6-1953
  • Nguyên quán: Tiến Thủy- Quỳnh Lưu- Nghệ An.
  • Thường trú: 74- Ngõ 127- Hòa Nam- P. Ô Chợ Dừa- Đống Đa- Hà Nội.
  • Nhập ngũ 5-5-1972
  • Vào học tại Đại học Kỹ thuật Quân sự năm 1976. Tốt nghiệp Kỹ sư chế tạo máy năm 1981. Ra trường ở lại làm cán bộ giảng dạy từ 10-1981 đến nay.
    Hiện là cán bộ giảng dạy tại khoa Cơ khí, Học viện Kỹ thuật QS.
  • Cử nhân ngoại ngữ (Nga văn) hệ tại chức. Đại học NN Hà Nội (1988).
  • Tốt nghiệp Cao học chuyên nghành Chế tạo máy (Thạc sĩ khoa học kỹ thuật) tại Học viện KTQS năm 1995.
  • Tốt nghiệp đại học báo chí hệ chính quy năm 1998 (Văn bằng 2) Khoa báo chí, Đại học KHXH&NV Hà Nội.
  • Cộng tác viên quay phim- Đài Truyền hình Việt Nam.
  • Cộng tác viên biên kịch cho chương trình Thiếu nhi, Ban khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam.
  • (2004)
  • Xem trang 160 tập kịch bản “Học trong sử sách”.

Thơ và bình Thơ

  Từ lâu đã muốn tập hợp các bài thơ và bình thơ có trong blog WordPress thành một tập dưới dạng PDF, nhưng rồi cứ lần lựa… Mãi đến sau khi đã tuyển xong các tập bài viết mới bắt đầu tuyển thơ. Có lẽ vì cảm giác khá ngại vì… rất nhiều bài? 

      Tuy nhiên là khi bắt tay vào làm thì không ngại nữa, vì bắt gặp nhiều bài thơ khá thú vị mà mình từng viết ra được. Đặc biệt cuối những bài thơ đó thường có đường dẫn đến các bài đã đăng lên Facebook. Nhân đó mà được đọc lại những comment của bạn bè động viên khen ngợi. 

      Rất tiếc là khi tuyển lên PDF, không đưa được các đường dẫn đó vào, chúng chỉ tồn tại trên trang WordPress thôi… Tuy trong tuyển này đa phần là những bài thơ khá bình thường, có lẽ chỉ chừng 3-4% là những bài tâm đắc? Nhưng chúng gắn với những cảm xúc thực của mình vào những thời điểm nào đó và nó có ý nghĩa với mình. 

Xin trân trọng giới thiệu cho những ai hữu duyên, tình cờ đọc đến…

Xin bấm vào đây.

Những quãng đời của Tôi (1&2)

Tôi không viết Hồi ký như cái cách ta vẫn viết, nghĩa là già rồi thì ngồi tỉ mẩn gõ lại cuộc đời mình. Tôi viết như viết blog những câu chuyện mà mình đã trải qua từ ngày còn là chú lính mới ngơ ngác khoác ba lô về Trung doàn tân bình số 22 ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chừng 5 tháng sau thì được tuyển chọn về Đại đội Phòng hóa (phiên hiệu C38), trực thuộc Phòng hóa học Quân khu 4. Sau đó về học Đại học Kỹ thuật Quân sự rồi ra trường ở lại làm Giảng viên tại Học viện này cho đến ngày về hưu.

    Có thể chia làm ba giai đoạn:

    Giai đoạn 1: (5/1972- 10/976) Thời kỳ huấn luyện và học tập ở các đơn vị những năm mới vào bộ đội và đi Trường Văn hóa Bộ tổng Tham mưu học ôn văn hóa thi Đại học.

    Giai đoạn 2: (10/1976- 10/981)  Những năm ở Đại học (Học viện) Kỹ thuật Quân sự.

    Giai đoạn 3: (10/1981- 6/2014) Thành “Sĩ quan, Kỹ sư, Đảng viên” theo cách nói như một Slogan ở Đại Học Kỹ thật Quân sự thời đó (và chắc là cả sau này nữa) rồi ở lại trường làm Giảng viên Đại học cho đến khi về hưu, kết thúc đời Bộ đội!!!

     Vì coi là “Hồi ký” nên tôi ghép thêm một quãng đời hoạt động của mình không liên quan đến Quân đội, nhưng có nhiều kỷ niệm về các mối quan hệ xã hội của mình. Đặc biệt là giai đoạn học lớp Báo chí khóa 3, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Tôi xếp giai đoạn này vào Phần hai của các bài viết. Như vậy, đương nhiên coi phần liên quan đến Quân đội là Phần một vậy…

Cuối cùng, tôi muốn nói một điều gan ruột, ít ra là với chính mình: Tôi không hối tiếc vì mình đã dành trọn đời cho quân đội. Thậm chí tôi thấy mình may mắn được sống mấy chục năm trong môi trường quân đội. Chính môi trường đó đã tạo nên một con người như tôi có thể thích nghi và thích nghi tốt với những biến động của cuộc sống xã hội. Biết yêu cuộc đời, yêu con người và có thể làm mọi việc để sống tốt với gia đình và hòa đồng với những người sống quanh tôi…

Bản Những quãng đời của Tôi (2)

Hà Nội 3/2021

Xin bấm vào đây để đọc (1) Và vào đây để đọc (2).

Truyện ngắn và Tiểu thuyết (viết dở)

 Những năm đầu của Thế kỷ XXI, đặc biệt từ 2004-2008, khi còn đang giảng dạy tại Học viện Kỹ thuật Quân sự (tôi về hưu năm 2013, nghỉ hẳn việc lên lớp từ cuối 2014), tôi viết rất nhiều. Một phần tôi phải soạn và bổ sung bài giảng hàng ngày trên máy tính, nên đã hình thành thói quen viết lách. Phần khác, thời gian đó trang Opera đang thời cực thịnh, bạn đọc vào xem và comment nhiều, đã giúp tôi có nhiều cảm hứng để viết…

Tập “Truyện ngắn và Tiểu thuyết…” này của tôi ra đời vào thời kỳ này. Một vài truyện đã được in đâu đó trên các báo. Riêng Tiểu thuyết thì đang giang dở và có lẽ không hoàn thành được? Xinn bấm vào đây:

Tập kịch bản “Học trong sử sách”

Có nhiều cách để cho các cháu thiếu nhi tiếp cận với các danh nhân văn hóa Việt Nam, khuyến khích lòng ham học và đặc biệt là có thể học hỏi được điều gì đó từ những danh nhân ấy qua các câu chuyện về họ. Những vở kịch trên chuyên mục “Học trong sử sách”, chương trình Thiếu nhi, ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam là một trong những cách đó. Thông qua những vở kịch ngắn, với thời lượng 15-18 phút, nếu biết chắt lọc những nội dung có tính giáo dục cao, câu chuyện về các danh nhân có thể được các em hấp thụ rất tốt, như những tấm gương cho các em noi theo.

Ngoài ra, thông tin trong mỗi vở kịch về các danh nhân văn hóa cũng được tìm tòi từ nhiều tài liệu nên có thể giúp cho các em hiểu rõ hơn về các tên tuổi quen thuộc thường thấy ở tên trường, tên phố như: Nguyễn Trực, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bế Văn Đàn…      Được cộng tác viết kịch bản cho chương trình “Học trong sử sách”, tôi cho rằng để truyền bá rộng rãi những tấm gương về các danh nhân văn hóa, ngoài việc phát sóng những vở kịch ngắn trên sóng truyền hình, cần có thêm những hình thức khác.

      Ví dụ như in các kịch bản đó ra (thành tập lớn hay từng kịch bản một, có minh hoạ) cho các em xem và trong các dịp liên hoan văn nghệ, thầy trò hoàn toàn có thể sử dụng để dựng các vở kịch ngắn, phục vụ cho việc thúc đẩy truyền thống hiếu học trong nhà trường.        Với ý tưởng đó, tôi xin hân hạnh giới thiệu với các bạn đọc nhỏ tuổi tập kịch bản này. Các câu chuyện được sắp xếp theo trình tự thời gian các khoa thi từ xưa đến nay (Không kể ba kịch bản cuối). Đây là kịch bản gốc của tác giả. 

Xin bấm vào đây để đọc:

 

    

     

    

Tập kịch bản “Chuyện của chúng mình”

Đây là những vở kịch trên chuyên mục “Chuyện của chúng mình”, chương trình Thiếu nhi, ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam với thời lượng 15-18 phút, là kịch bản gốc của tác giả. Xin cảm ơn Phòng thiếu nhi và của Ban khoa giáo, đài THVN đã giúp đỡ để các vở kịch này được phát sóng phục vụ các em thiếu nhi trên cả nước.

Xin trân trọng giới thiệu cho những ai hữu duyên, tình cờ đọc đến…

Xin bấm vào đây: